Quy định pháp luật về giám định chữ ký, chữ viết.

   Theo quy định tại Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Luật giám định tư pháp 2012, việc giám định chữ ký được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Theo yêu cầu của người yêu cầu giám định. Người yêu cầu giám định phải là đương sự trong vụ án.
  • Khi đã yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định mà Tòa án từ chối trưng cầu giám định thì người yêu cầu có quyền tự mình yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết trong vụ án dân sự.

   Quyền yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết trong vụ án dân sự chỉ được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Hồ sơ yêu cầu giám định

   Theo khoản 1 Điều 26 Luật giám định tư pháp 2012, người yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết phải chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu giám định;
  • Đối tượng giám định(Văn bản có chữa chư ký, chữ viết cần giám định)
  • Các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có)
  • Tài liệu chứng minh mình là đương sự trong vụ án dân sự.

Lưu ý: Hồ sơ yêu cầu giám định phải đảm bảo đầy đủ các thông tin như tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định; Nội dung yêu cầu giám định; Tên và đặc điểm của đối tượng giám định; Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định; Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định…

Ai có thẩm quyền giám định và thủ tục nộp hồ sơ yêu cầu giám định, thẩm quyền giám định chữ ký, chữ viết

   Khoản 4 Điều 2 Luật giám định tư pháp 2012 quy định như sau “Cá nhân, tổ chức giám định tư pháp bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc”.

Hiện nay, Nghị định 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 quy định các cơ quan sau có chức năng giám định tư pháp theo yêu cầu trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An bao gồm:

  • Viện pháp y quốc gia; Trung tâm pháp y tâm thần khu vực; Viện pháp y tâm thần Trung ương trực thuộc Bộ Y tế.
  • Viện pháp y Quân đội; Phòng giám định kỹ thuật hình sự trực thuộc Bộ Quốc phòng.
  • Viện Khoa học hình sự; TT giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự trực thuộc BCA.
  • Trung tâm pháp y cấp tỉnh thuộc UBND tỉnh; Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh.

Thủ tục nộp hồ sơ yêu cầu giám định

   Người yêu cầu giám định gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị giám định trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến các cơ quan có chức năng giám định theo quy định. Kể từ khi nhận được hồ sơ, tùy thuộc vào độ phức tạp của ký tự, văn bản cần giám định kết cơ quan giám định sẽ trả kết quả giám định trong vòng 10 – 30 ngày làm việc.

  • Thủ tục giám định chữ ký, chữ viết

   Việc giám định chữ ký, chữ viết do người giám định thực hiện theo nguyên tắc sau:

  • Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn.
  • Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời.
  • Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định.

   Kết quả giám định chữ ký, chữ viết phải được thể hiện bằng kết luận giám định.

Chi phí giám định tư pháp

   Theo quy định của Điều 36 Luật giám định tư pháp 2012 thì Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp.

HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI NGAY KHI BẠN CẦN

SĐT: 0965555536 hoặc 0915555536

giangtranviet16@gmail.com
·   Thứ 2 – Thứ 6 08:00-18:00

Related Posts

Leave a Reply