Những việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty mà bạn phải thực hiện

Tổng hợp, tư vấn về những việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty mà bạn phải thực hiện.

Những việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty

Sau khi thành lập công ty, có rất nhiều việc cần làm. Sau khi hoàn thiện thủ tục dưới đây, công ty có thể chính thức hoạt động. Những công việc nên làm sau khi thành lập công ty khá nhiều nên người thành lập công ty nên lưu ý để có thể hoàn thiện được công việc. 

I. Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu

Nộp tờ khai thuế ban đầu là một trong những việc phải làm sau khi thành lập công ty

Đối với câu hỏi sau khi thành lập công ty cần phải làm gì, câu trả lời đầu tiên là nộp hồ sơ kê khai thuế. Hồ sơ thuế nộp tại Chi cục thuế nơi công ty đặt trụ sở. 

       Hồ sơ kê khai thuế bao gồm những loại giấy tờ sau đây: 

  • Trước hết là tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn được sử dụng
  • Thứ hai là quyết định bổ nhiệm giám đốc
  • Thứ ba là quyết định bổ nhiệm kế toán
  • Thứ tư là phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
  • Thứ năm là tờ khai lệ phí môn bài
  • Thứ sáu là phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử

       Hồ sơ đăng ký kê khai thuế bao gồm những loại giấy tờ kể trên. Tuy nhiên, khi nộp hồ sơ, tờ khai lệ phí môn bài có thể nộp theo hình thức online. Bên cạnh đó, việc nộp tờ khai lệ phí môn bài rất quan trọng nên   công ty nên ưu tiên nộp trước rồi sau đó nộp những giấy tờ khác. 

       Ngoài ra, việc nộp tờ khai lệ phí môn bài cũng có một thời hạn nhất định. Việc nộp tờ khai và tiền lệ phí phải được thực hiện trước ngày 31 tháng 01 vào năm sau năm công ty được thành lập. Nếu không nộp tờ khai lệ phí môn bài đúng hạn thì công ty có thể sẽ bị xử phạt theo mức phạt được quy định tại Thông tư 130/2016/TT-BTC.

II. Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản ngân hàng

Hiện nay, việc giao dịch thông qua tài khoản ngân hàng trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, quy định của pháp luật yêu cầu các công ty khi thực hiện giao dịch trên 20 triệu phải thực hiện qua chuyển khoản. Chính vì thế, mở tài khoản ngân hàng là một trong các thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty. 

        Công ty có thể lựa chọn ngân hàng mà mình thích để mở tài khoản ngân hàng. Sau khi mở tài khoản ngân hàng, công ty thông báo số tài khoản đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ quản lý những giao dịch liên quan đến công ty. 

        Công ty phải thông báo số tài khoản cho Sở Kế hoạch và Đầu tư

Bên cạnh đó, việc thông báo số tài khoản phải được thông báo trong thời gian 10 ngày kể từ ngày đăng ký. Một số tài khoản chỉ được dùng cho một công ty. Tuy nhiên, công ty có thể mở nhiều tài khoản khác nhau.

III. Thực hiện đăng ký nộp thuế điện tử

Khi khoa học kỹ thuật phát triển, việc nộp thuế không còn yêu cầu phải đến trực tiếp trụ sở thuế để nộp. Các công ty và doanh nghiệp được yêu cầu phải nộp thuế qua hình thức trực tuyến. Để thực hiện được điều này, công ty phải đăng ký nộp thuế điện tử qua tài khoản. 

      Công ty mới thành lập phải đăng ký nộp thuế điện tử

     Công ty truy cập vào trang web nhantokhai.gdt.gov.vn để đăng ký tài khoản kê khai thuế điện tử. Công ty điền địa chỉ mail để nhận mật khẩu  đăng nhập vào trang web. 

      Nếu muốn lập tài khoản dịch vụ thuế điện tử, công ty truy cập vào trang web nopthue.gdt.gov.vn để lập tài khoản. Sau khi lập tài khoản, công ty phải liên hệ với ngân hàng đã mở tài khoản để hoàn tất thủ tục. 

IV. Treo biển tên công ty

Để nhận diện một công ty, cần có bảng hiệu để nhận diện. Chính vì thế, một trong những việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty là treo biển tên công ty. Tên của công ty phải được treo ở trụ sở chính của công ty, chi nhánh và văn phòng đại diện. 

      Nếu công ty không treo biển công ty thì có thể bị xử phạt theo luật. Việc công ty không treo biển có thể bị xử phạt từ 10 đến 15 triệu đồng. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị khóa mã số thuế. Do vậy, nên treo tên công ty sau khi thành lập công ty.

V. Làm thủ tục phát hành hóa đơn

Hiện nay, có hai loại hóa đơn chính là hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy. Tuy nhiên, quy định pháp luật ở Thông tư 68/2019/TT-BTC yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử. Khi sử dụng cả hai loại hóa đơn giấy và điện tử đều phải đăng ký tại cơ quan quản lý về thuế. 

        Đối với hóa đơn giấy, công ty phải làm thủ tục đặt in hóa đơn giá trị gia tăng. Sau khi được sự đồng ý của cơ quan quản lý thuế, công ty mới được phép liên hệ với đơn vị khác để in hóa đơn. 

         Đối với hóa đơn điện tử, công ty phải nộp hồ sơ đến cho cơ quan quản lý thuế. Sau khoảng 2 ngày làm việc, hồ sơ được duyệt thì hóa đơn xuất ra mới có hiệu lực pháp luật. Hồ sơ bao gồm những thành phần sau: 

            + Quyết định sử dụng hóa đơn

            + Thông báo phát hành hóa đơn

            + Hóa đơn mẫu

         Tuy nhiên, để làm được thủ tục phát hành hóa đơn điện tử, doanh nghiệp phải có một vài thứ. Trước hết đó là chữ ký số. Tiếp đến là phần mềm HTKK để làm thông báo phát hành hóa đơn điện tử. Cuối cùng là quyết định sử dụng hóa đơn và hóa đơn mẫu scan đính kèm file word để nộp online.

VI. Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn điều lệ

Để trả lời cho câu hỏi sau khi thành lập công ty cần làm gì, đáp án là hoàn thiện các loại giấy phép. Trường hợp nếu công ty kinh doanh các sản phẩm, ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải xin giấy phép. Việc xin giấy phép nên được thực hiện ngay sau khi có quyết định thành lập doanh nghiệp để tránh bị xử phạt. 

     Công ty phải hoàn thiện các điều kiện về vốn, chứng chỉ

    Đối với công ty cổ phần, công ty hợp doanh cần góp đủ vốn điều lệ. Thời hạn cam kết góp vốn theo quy định của pháp luật là 90 ngày kể từ khi có giấy phép kinh doanh. Chính vì thế, nếu như không góp đủ vốn, công ty phải làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ của công ty.

VII. Tham gia BHXH-BHYT-BHTN cho người lao động trong doanh nghiệp

Các chế độ BHXH, BHYT, BHTN là các chế độ bắt buộc dành cho người lao động. Chính vì thế, một trong các thủ tục công ty mới thành lập phải thực hiện đó là tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. 

      Sau khi thành lập công ty và ký hợp đồng với người lao động, công ty phải đăng ký BHXH cho người lao động. Thời hạn để thực hiện việc trên là 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng.
Hồ sơ để đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN của người lao động bao gồm: 

  • Tờ khai tham gia và điều chỉnh thông tin tham gia BHXH (mẫu đơn TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27 tháng 03 năm 2020)
  • Mẫu báo cáo tình hình lao động ban hành theo Quyết định 1040/QĐ-BHXH ( Mẫu D02-LT)

      Có một vài lưu ý sau khi nộp hồ sơ BHXH. Thứ nhất, tờ khai TK1-TS được thực hiện theo số lượng người lao động. Mỗi người lao động sẽ có 1 tờ khai TK1-TS. Người lao động nộp hồ sơ lên Cơ quan BHXH cấp huyện ( tương đương ) nơi công ty đặt trụ sở.

VIII. Thông báo phương pháp khấu hao tài sản cố định nghiệp

Một trong những việc cần làm sau khi thành lập công ty là thông báo phương pháp khấu hao tài sản cố định. Công ty điền đầy đủ thông tin vào đơn đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định. Sau đó, gửi hồ sơ lên cơ quan thuế trực tiếp quản lý để thông báo phương pháp khấu hao. 

       Như vậy, sau khi thành lập công ty cần làm rất nhiều việc cần làm chúng tôi giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh hơn trong việc làm hồ sơ, thủ tục cho công ty.

HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI NGAY KHI BẠN CẦN

SĐT: 0965555536 hoặc 0915555536

giangtranviet16@gmail.com
·   Thứ 2 – Thứ 6 08:00-18:00

Related Posts

Leave a Reply