Quy định bị hại và nguyên đơn trong vụ án hình sự theo quy định pháp luật.

Theo Khoản 1 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS):

Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiêt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

1. Bị hại trong vụ án hình sự.

   Khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2015 quy định về quyền của bị hại, bao gồm các Quyền cơ bản như: 

  • Có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu
  • Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng
  • Trình bày ý kiến, tham gia phiên tòa, đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại
  • Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án
  • Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật
  • Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
  • Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa
  • Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
  • Khiếu nạiquyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Đồng thời, trong quá trình giải quyết vụ án, bị hại có Nghĩa vụ:

  • Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
  • Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

2. Nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự .

Theo Khoản 1 Điều 62 Bộ BLTTHS 2015:

Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Nguyên đơn dân sự có các Quyền  cơ bản sau đây:

  • Có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu
  • Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án
  • Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật
  • Đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường
  • Tham gia phiên tòa và trình bày ý kiến, đề nghị
  • Khiếu nại quyết định hành vi tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng
  • Kháng cáo bản án, quyết định của tòa án

Đồng thời, nguyên đơn dân sự phải có các nghĩa vụ sau:

  • Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
  • Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại
  • Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

3. Sự khác nhau giữa bị hại và nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự .

Về thiệt hại xảy ra

  • Bị hại: bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản (nếu là cá nhân); tài sản, uy tín (nếu là cơ quan, tổ chức).
  • Nguyên đơn dân sự: Chỉ bị thiệt hại về tài sản.

4. Về mối quan hệ giữa hành vi phạm tội và thiệt hại xảy ra.

  • Bị hại bị thiệt hại trực tiếp từ hành vi phạm tội. Mục đích của người phạm tội là trực tiếp gây ra thiệt hại cho chủ thể này.

Ví dụ: A trộm cắp tài sản của cơ quan X và bị khởi tố. Theo quy định của BLTTHS 2015 thì X là bị hại trong vụ án hình sự.

  • Nguyên đơn dân sự bị thiệt hại gián tiếp từ hành vi phạm tội. Mục đích của người phạm tội không nhằm trực tiếp gây ra thiệt hại cho chủ thể này.

Ví dụ: A đánh B tại trụ sở cơ quan X. Hậu quả làm B bị thương còn cơ quan X cũng bị hư hỏng một số tài sản. Trong trường hợp này B là bị hại còn cơ quan X là nguyên đơn dân sự nếu có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI NGAY KHI BẠN CẦN

SĐT: 0965555536 hoặc 0915555536

giangtranviet16@gmail.com
·   Thứ 2 – Thứ 6 08:00-18:00

Related Posts

Leave a Reply