Quy định của pháp luật về trưng cầu giám định trong vụ án dân sự.

Cơ sở pháp lý

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 thì giám định tư pháp là việc người giám định sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động giải quyết vụ việc dân sự theo trưng cầu của cơ quan tố tụng hoặc người yêu cầu.

     Tại Điều 102 BLTTDS 2015 quy định về quy cầu giám định, yêu cầu giám định như sau:

      Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

      Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp.

       Hình thức tiến hành

      Việc trưng cầu giám định, yêu cầu giám định hướng đến một mục tiêu chung là bản kết luận giám định có nội dung kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động giải quyết vụ việc dân sự theo quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu của người yêu cầu giám định, theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo quy định của Luật Giám định tư pháp 2012, kết quả giám định sẽ thu được thông qua hai hình thức:

  • Trưng cầu giám định
  • Yêu cầu giám định

Trong đó, trưng cầu giám định là hình thức do Tòa án tiến hành ra Quyết định trưng cầu giám định khi đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết. Tức là, dù không có yêu cầu của đương sự nhưng xét thấy cần thiết nhằm giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có căn cứ khoa học để tìm đến sự thật khách quan của vụ án và vạch ra kế hoạch giải quyết vụ án đúng hướng thì vẫn tiến hành trưng cầu giám định.

Việc giám định trong vụ án dân sự được tiến hành theo hai hình thức

Nội dung quyết định trưng cầu giám định

    Theo mẫu số 06-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 thì quyết định trưng cầu giám định phải có đầy đủ các nội dung sau:

  • Các thông tin cơ bản của vụ việc dân sự;
  • Trường hợp áp dụng là do đương sự có yêu cầu hay Tòa án xét thấy cần thiết;
  • Loại hình trưng cầu giám định: lần đầu, bổ sung hay giám định lại;
  • Đối tượng cần giám định;
  • Tên, địa chỉ của tổ chức được trưng cầu giám định hoặc họ, tên và địa chỉ của người được trưng cầu giám định;
  • Những vấn đề cần giám định và các yêu cầu cụ thể cần có kết luận giám định;
  • Các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo, số lượng cụ thể, ký hiệu;
  • Thời hạn tổ chức giám định tư pháp hoặc giám định viên được trưng cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Tòa án.

Quy định về giám định bổ sung, giám định lại

Giám định bổ sung

      Trong trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.

        Người trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người yêu cầu giám định quyết định việc trưng cầu giám định lại. Nếu người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giám định lại

       Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp (Khoản 5 Điều 102 BLTTDS 2015).

    Chủ thể nào có quyền trưng cầu giám định trong vụ án dân sự?

     Do đặc thù trong lĩnh vực tố tụng dân sự nên chủ thể có thẩm quyền trưng cầu giám định là Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 102 BLTTDS 2015. Căn cứ trưng cầu giám định là khi có đơn yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định.

      Tuy nhiên, trong một số trường hợp đương sự vẫn có quyền tự mình yêu cầu giám định, với điều kiện là họ đã yêu cầu Tòa án nhưng cơ quan này không tiến hành trưng cầu.

      Chi phí thực hiện giám định trong tố tụng dân sự

Chi phí thực hiện giám định trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 159, 160 và 161 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Theo đó, chi phí giám định sẽ bao gồm: tổng chi phí giám định và tiền tạm ứng.

      Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định trong vụ án dân sự

Theo quy định của pháp luật về trưng cầu giám định trong vụ án dân sự thì chỉ khi có yêu cầu hoặc xét thấy cần thiết, Tòa án sẽ ra quyết định yêu cầu trưng cầu giám định. Khác với quy định về trưng cầu giám định trong vụ án hình sự, pháp luật hình sự sẽ có một số trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định rất cụ thể.

 

 

HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI NGAY KHI BẠN CẦN

SĐT: 0965555536 hoặc 0915555536

giangtranviet16@gmail.com
·   Thứ 2 – Thứ 6 08:00-18:00